BẠN ĐÁNG GIÁ BAO NHIÊU?
Một hôm, tiểu hòa thường đến hỏi bậc thiền sư: “Thưa sư phụ, giá trị lớn nhất của cuộc đời là gì?”.
Vị thiền sư nói: “Con ra vườn sau chọn một tảng đá lớn và mai mang ra chợ rau bán. Nếu ai đó hỏi giá, con không được trả lời, chỉ cần giơ hai ngón tay ra. Nếu họ mặc cả thì đừng bán và con sẽ biết đâu là giá trị lớn nhất trong đời“...
Sáng sớm hôm sau, tiểu hòa thượng liền ôm tảng đá lớn đi chợ rau bán. Mọi người ra vào trong chợ rất tò mò…
Một bà nội trợ đi tới hỏi: “Viên đá giá bao nhiêu?”. Tiểu hòa thượng không đáp giơ hai ngón tay ra, bà nội trợ liền nói: “2000 Đồng?”, tiểu hòa thượng lắc đầu. Bà nội trợ lại hỏi: “Vậy là 20,000 đồng? Cậu bán cho tôi đi để tôi mua về ép dưa cải“.
Vị sư nhỏ nghe thấy vậy liền mừng thầm: “Trời ạ, có người đã trả 20,000 đồng cho một viên đá vô giá trị!“. Nhưng nhớ lời thầy dạy nên cậu đã mang về…
Khi trở về, tiểu hòa thượng hớn hở đến gặp sư phụ: “Thưa thầy, hôm nay có một bà nội trợ muốn trả 20,000 đồng để mua viên đá đó. Người có thể nói cho con biết bây giờ giá trị lớn nhất của đời mình là gì được chưa?”
Thiền sư trả lời: “Con chớ vội. Sáng mai con hãy đem viên đá này đến bảo tàng. Nếu có người hỏi giá, con vẫn chìa hai ngón tay ra. Nếu người ta đưa ra một đề nghị mới, đừng bán nó và hãy mang về“.
Sáng hôm sau, trong viện bảo tàng, một nhóm người tò mò xem và xì xào: “Một viên đá bình thường như vậy có giá trị gì?“. Lúc này, một người lao đến lớn tiếng nói với tiểu hòa thượng: “Tiểu hòa thượng, ngươi bán hòn đá này bao nhiêu?”.
Vị sư nhỏ không nói gì, và đưa hai ngón tay ra. Người đàn ông nói: “200,000 đồng?“, cậu bé lắc đầu. Người kia lập tức ra giá: “2 triệu đồng là mức giá cuối cùng. Tôi chỉ muốn dùng nó để tạc tượng thần”. Tiểu hòa thượng vừa nghe lời này đã phân vân nhưng cuối cùng vẫn nhớ lời thầy vội ôm viên đá về.
Về đến nơi, tiểu hòa thượng chạy đến gặp vị thiền sư: “Sư phụ ơi, hôm nay có người trả 2 triệu đồng để mua viên đá của con. Lần này người phải nói cho con biết giá trị lớn nhất của cuộc đời”.
Thiền sư cười và nói: “Ngày mai con hãy mang viên đá này đến cửa hàng đồ cổ. Vẫn như cũ, nếu như họ trả giá lại thì không được bán. Lần này, sư phụ sẽ nói cho cô biết giá trị lớn nhất của cuộc đời là gì”.
Sáng ngày thứ ba, tiểu hòa thượng lại mang cục đá lớn đến cửa hàng đồ cổ, có rất nhiều đứng xem và bàn tán: “Đây là loại đá gì? Khai quật ở đâu? Là ở triều đại nào? Để làm gì?“… Cuối cùng, có một người đến hỏi giá: “Tiểu sư phụ, viên đá của ngươi giá bao nhiêu?”
Cậu bé lại im lặng, đưa hai ngón tay ra. “20 triệu đồng?” – Tiểu hòa thượng trợn mắt ngạc nhiên, vị khách cho rằng giá quá thấp nên vội ra giá mới: “Vậy thì 200 triệu, có bán không? Tôi đã trả hết mức có thể!“. Tiểu hòa thượng nghe vậy dù rất bất ngờ nhưng vẫn nhặt đá lên, vội vàng trở về núi gặp sư phụ.
Lần này cậu chạy đến và nói: “Sư phụ, hôm nay có một người trả giá 200 triệu đồng mua viên đá của chúng ta! Thầy có thể cho con biết đáp án được chưa?”
Vị thiền sư xoa đầu chú tiểu và âu yếm nói: “Con ơi, giá trị lớn nhất trong cuộc đời giống như hòn đá này. Nếu con đặt mình vào chợ bán rau, con chỉ đáng giá 20 nghìn đồng, trong bảo tàng, con trị giá 2 triệu đồng. Còn trong cửa hàng đồ cổ, con sẽ trị giá 200 triệu đồng! Nền tảng khác nhau và vị trí khác nhau, giá trị cuộc sống sẽ hoàn toàn khác nhau”…
LUẬN:
– Trong doanh nghiệp, nhân tài đáng giá bao nhiêu? – VÔ GIÁ.
Có 2 nghĩa về “VÔ GIÁ”: Một là không có con số cụ thể để đo lường và một ý nghĩa khác là không có giá trị chi hết.
Chỉ có anh hùng mới trọng dụng nhau, một bên không phải anh hùng thì không thể ngồi cùng mâm, không uống cùng ly rượu được…
“Nếu bạn là NGỌC THÔ hãy đi tìm THỢ KIM HOÀN, bạn sẽ là VIÊN ĐÁ QUÝ. Ngược lại, bạn tìm gặp lão THỢ MỘC thì bạn chỉ là viên sỏi nhỏ vô giá trị”
Người lao động tìm đúng chủ mới là kẻ hạnh phúc nhất trên cõi đời này…
Theo Ths. Nguyễn Phạm Hữu Hậu
ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC