Khi nhận thấy một nhân viên rất giỏi chuyên môn, Tôi muốn đề bạt anh ấy lên chức danh Quản lý. Tôi liền tổ chức cuộc họp Ban TGĐ. Kỳ lạ thay, không ai trong cuộc họp Ban Lãnh Đạo phản đối bởi sự thể hiện xuất sắc của anh ấy đối với tổ chức trong suốt thời gian qua. Và, rồi… Tôi đã nhầm. Sự nhầm lẫn của Tôi cho ra một hệ quả “không mong muốn”: MẤT NHÂN VIÊN GIỎI – THÊM LÃNH ĐẠO TỒI.
Từ ngày anh ấy lên làm quản lý, nhân viên trong bộ phận dần dần mất lửa và không hào hứng với công việc bởi sự kết nối lẫn nhau giữa các nhân sự trở nên rời rạc, anh ấy thường xuyên quát tháo nhân viên thay vì chỉ bảo, dẫn dắt.
Hiểu được sự việc của nhân viên lên làm Lãnh đạo quá “đột ngột” không hề có sự chuẩn bị. Khóa học được thiết kế một cách hoàn chỉnh nhất nhằm bồi dường các kỹ năng cần có ngoài kiến thức chuyên môn của nhà quản lý cấp trung.
Đa số Quản lý cấp trung đều xuất thân từ những người “rành” về chuyên môn. Vậy “năng lực quản trị” của Quản lý cấp trung sẽ được trang bị ra sao? Ai cũng biết, “năng lực quản trị” đầu tiên và quan trọng nhất của một Quản lý cấp trung là năng lực “quản lý con người”. Tuy nhiên, để trở thành một MM giỏi, biết “quản lý con người” mới chỉ là “điều kiện cần”. Vậy đâu là “điều kiện đủ”?
“Điều kiện đủ” cho một Quàn lý cấp trung giỏi còn bao gồm:
- Biết được công việc và hiểu được “nỗi lo” của Sếp lớn; Hiểu được chiến lược công ty và biết cách xây dựng chiến lược bộ phận; Hiểu được văn hóa công ty và biết cách xây dựng văn hóa bộ phận; Hiểu được hệ thống quản lý công ty và biết cách xây dựng hệ thống quản lý bộ phận;
- Biết làm “cầu nối” giữa Sếp lớn và nhân viên của bộ phận mình; Biết truyền tải một cách hiệu quả những ý tưởng của Sếp lớn cho nhân viên; Biết triển khai thực hiện tốt mọi chỉ đạo công việc của Sếp lớn; Biết thay Sếp lớn “chăm sóc” nhân viên trong bộ phận của mình;
- Biết cách tuyển và dụng nhân viên; Biết cách phân công, phân nhiệm cho đội ngũ; Biết cách phối kết hợp giữa các nhân viên trong bộ phận và giữa bộ phận mình với các bộ phận khác trong công ty; Biết cách giải quyết mọi vấn đề nội bộ của bộ phận mình dựa trên tầm nhìn toàn cục của công ty (chứ không phải dựa trên lợi ích cục bộ của bộ phận mình);…
- Sau khóa học, tất cả các học viên sẽ được trang bị những kiến thức cũng như những kỹ năng cần thiết để trở thành Quản lý cấp trung hiệu quả và được thuộc cấp yêu mến…
ĐỐI TƯỢNG HỌC VIÊN
Chương trình này được thiết kế dành cho những người đang là quản lý cấp trung (đang là giám đốc chức năng như GĐ Kinh doanh, GĐ Marketing, GĐ Bán hàng, GĐ Hành chính, GĐ Nhân sự, GĐ Tài chính, GĐ Sản xuất, GĐ Kỹ thuật, GĐ IT, GĐ Dự án…; đang là Trưởng/ Phó các Phòng, Ban, Bộ phận trong doanh nghiệp), hay dành cho những người đang là nhân viên, nhưng có hoài vọng và muốn chuẩn bị năng lực quản trị để có thể trở thành quản lý cấp trung.
CHƯƠNG TRÌNH HỌC (04 buổi/12 giờ)
- Mỗi buổi: tương đương 03 giờ
Chuyên Đề | Nội dung | Số giờ |
Phần I
Chân dung Quản lý Cấp Trung |
Vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của Quản lý Cấp Trung | 02 |
Hệ thống và Quản trị chức năng bộ phận | ||
Phân biệt Lãnh đạo và Quản lý | ||
Phần II
Quản trị Chiến Lược |
Ý nghĩa và tầm quan trọng của Hoài bão (Vision), Sứ mệnh (Mission) | 04 |
Chiến lược công ty & Chiến lược bộ phận/ Chiến lược chức năng | ||
Hoạch định Chiến lược Bộ phận (Chiến lược Chức năng/ Functional Strategy) | ||
Triển khai Chiến lược Bộ phận | ||
Phần III
Quản lý đội ngũ |
Những vấn đề liên quan trực tiếp đến nhân sự của đội ngũ | 03 |
Nguyên tắc và thời điểm đánh giá nhân viên | ||
Xây dựng hệ thống quản lý, kiểm tra và đánh giá (KPIs) nhân viên thuộc cấp | ||
Phần IV
Kiến tạo Văn hóa và Phong cách Quản lý riêng biệt |
Văn hóa là gì và tầm quan trọng của văn hóa đối với quản lý? | 03 |
Lĩnh ngộ và triển khai “văn hóa doanh nghiệp” cho cả BP | ||
Xây dựng phong cách Quản lý và VHBP |
Khai giảng ….. ĐANG CẬP NHẬT…..
Thời gian học: 18:00 – 20:00
Thời gian học chi tiết: 04 buổi/12 giờ
- 18h00 – 21h00 Thứ Ba
- 18h00 – 21h00 Thứ Tư
- 18h00 – 21h00 Thứ Năm
- 18h00 – 21h00 Thứ Sáu

Ths. Nguyễn Phạm Hữu Hậu – Phó chủ tịch Tổ chức Giáo dục Hanita Master, chuyên gia Bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và cũng là Tác giả của hơn 100 bài báo chuyên ngành BĐS
Một số bài Báo của Ông trên các Tạp chí/Báo điện tử chính thống :
I. REATIMES (Hiệp Hội Bất Động Sản Việt Nam)
II. NHẬT BÁO THANH NIÊN
III. NHẬT BÁO TUỔI TRẺ
V. TẠP CHÍ TÀI CHÍNH (Cơ quan Ngôn luận BỘ TÀI CHÍNH)
http://tapchitaichinh.vn/thi-t
https://vietstock.vn/2020/04/bat-dong-san-truc-tuyen-de-lam-kho-thanh-cong-4222-749082.htm
https://vietstock.vn/2020/05/thi-truong-bat-dong-san-khoc-cuoi-chuyen8230-tang-gia-4220-754892.htm
https://vietstock.vn/2020/02/nhan-su-nganh-bat-dong-san-chuyen-nghe-chua-ke8230-4220-731729.htm
VI. CAFELAND (Tạp chí điện tử chuyên ngành BĐS)
VII. CAFEF.VN (Tạp chí điện tử Chuyên ngành Tài chính)
VIII. NHÓM BÁO ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN (Bộ Kế Hoạch – Đầu Tư)
http://tinnhanhchungkhoan.vn/b
1. HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY:
2. THAM GIA PHỎNG VẤN TRÊN ĐÀI TRUYỀN HÌNH TP.HCM – Kên HTV9
A. Diễn giả hội thảo “Không Gian Xanh – Tương lai Xanh”
B. Tham gia trả lời Phỏng vấn của HTV9
ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC